Cựu sinh viên ĐH FPT cùng “về nhà” truyền lửa cho thế hệ hậu bối

07/10/2024

Chương trình “Cựu sinh viên “bóc phốt” 4 năm trải nghiệm tại Đại học FPT” đã được livestream trực tiếp trên Fanpage FPT University HCM và hệ thống các kênh truyền thông của Tổ chức Giáo dục FPT vào ngày 12/5. Với thời lượng hơn 1 giờ chia sẻ, các khách mời đã đưa chia sẻ rất nhiều thông tin bổ ích ra rất nhiều bài học quý báu cùng lời khuyên bổ ích về câu chuyện trải nghiệm thành công tại trường F. 

 

Chương trình có sự hiện diện của các vị khách mời là cựu sinh viên của Đại học FPT: Anh Trần Nguyễn Đăng Khoa – Trưởng ban Giải pháp Công nghệ, FPT Software; Anh Nguyễn Thế Vinh – Co-Founder, Co-CEO của Coin98 Finance; Anh Võ Đông Tuấn Đạt – CTO – Foodmap; Founder công ty Plusteam Global cùng Thầy Lê Bình Trung – Trưởng ban tuyển sinh và truyền thông Đại học FPT, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp – Hiệp hội Giáo dục Nghề nghiệp TP.HCM

Người “đi trước” kể chuyện đi làm 

Với sự dẫn dắt khéo léo của MC Kim Quý, 3 cựu sinh viên đã cùng ngồi lại và chia sẻ những câu chuyện đầy cảm hứng cho cho các bạn sinh viên thế hệ “hậu bối” nếu các bạn muốn “đi nhanh” và “đi xa”. 

 


Là một lãnh đạo cốt cán của FPT Software, từng chinh chiến khá nhiều thị trường công nghệ, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, anh Trần Nguyễn Đăng Khoa tiết lộ công thức: “Làm việc trong môi trường quốc tế, mấu chốt đòi hỏi các kỹ sư công nghệ là sự tự tin. Tự tin này đến từ hai yếu tố bao gồm: Ngoại ngữ và sự am hiểu về văn hoá”. Bên cạnh đó, “Đối với những người làm công nghệ, tập trung vào việc code chiếm phần lớn thời gian nhưng không có nghĩa là không có yêu cầu về kỹ năng thuyết trình. Do đó, kỹ năng này cần được rèn luyện bắt đầu từ giao tiếp hằng ngày, từ các lớp học, buổi workshop. Không có ai xuất sắc từ đầu, quan trọng là ai dành nhiều sự nỗ lực hơn”.

 

>>> Xem ngay LIVESTREAM: “CỰU SINH VIÊN BÓC PHỐT 4 NĂM TRẢI NGHIỆM TẠI ĐHFPT”

>>> Xem ngay: NGOÀI HỌC, SINH VIÊN ĐHFPT CÒN TRẢI NGHIỆM GÌ TRONG 4 NĂM


Với anh Nguyễn Thế Vinh, anh cho biết bản thân nung nấu ước mơ khởi nghiệp từ rất sớm. Ngay từ những năm học cấp 2-3, dù chưa tiếp cận khái niệm “khởi nghiệp” nhưng anh đã manh nha ý định sau này sẽ làm việc độc lập. Tốt nghiệp Đại học FPT, anh Vinh đã cùng giảng viên và một số người bạn phát triển dự án khởi nghiệp. Với anh: “Nếu mình không bước ra khỏi vùng an toàn, không thử sức thì mình sẽ không thể biết giới hạn của mình đến đâu”. 

Khác với hai vị khách mời trước, CTO – Foodmap Sàn Thương mại Điện tử nông sản lớn nhất Việt Nam, anh Võ Đông Tuấn Đạt – một trong những sinh viên đời đầu“đầu đời”của Đại học FPT chia sẻ rằng bản thân đã bị ngấm văn hoá “tự học” và “có giá trị” khi còn là sinh viên của FPTU. Nên sau 3 năm đầu quân cho FPT Software, anh đã cùng những người bạn là cựu sinh viên FPTU xây dựng các công ty khởi nghiệp. Hiện tại, anh Đạt đã sở hữu công ty khởi nghiệp thứ tư. 

“Tận dụng” những học kỳ tại trường Đại học 

Trước khi trở thành những vị giám đốc, nhà lãnh đạo đình đám và có những thành công, ảnh hưởng nhất định, cả 3 anh Đăng Khoa, Thế Vinh và Tuấn Đạt đều là sinh viên Đại học FPT và trải qua quá trình rèn luyện, tích luỹ miệt mài. Trong thời lượng hơn một giờ đồng hồ, các cựu sinh viên đã chia sẻ về việc học tập hiệu quả tại trường đại học, mà “OJT” và “Đồ án tốt nghiệp” là hai từ khoá mà các vị khách mời đặc biệt nhấn mạnh.  

OJT (On the Job Training) là học kỳ thứ 6 trong chương trình đào tạo tại Đại học FPT. Sau 5 học kỳ tại trường, sinh viên Đại học FPT đủ kiến thức, kỹ năng nền tảng để làm việc trong doanh nghiệp. 100% sinh viên tham gia học kỳ 0JT, được đào tạo trong doanh nghiệp với đúng ngành nghề theo học. “Những năm gần đây, ngoài việc cho sinh viên đến đào tạo tại các công ty thành viên thuộc tập đoàn FPT, nhà trường còn mở rộng các công ty đối tác ra nước ngoài như Mỹ, Nhật, Singapore” – Thầy Lê Bình Trung giải thích. 

“Giống như học kỳ thức tỉnh bản thân, với mình OJT giúp bản thân tiếp cận thực tế, học thật, làm thật, từ đó biết mình cần trang bị những gì sau khi trở lại trường” – anh Thế Vinh cho biết. 

Còn đối với anh Tuấn Đạt, OJT là cơ hội khiến anh đổi đời. Bên cạnh cơ duyên thực chiến với khách hàng của FPT Software, làm dự án thật, được hưởng lương và cùng làm việc với các senior đã giúp anh Đạt củng cố kiến thức, làm quen môi trường doang nghiệp, đưa ra định hướng, bản lề quan trọng sau khi trở lại trường. Đây là một trong những “cú hích” giúp anh trở thành 1 trong 5 sinh viên ưu tú vừa ra trường đã được tuyển chọn để làm việc với khách hàng của FPT Software ở thời điểm đó. 

 

Bảo vệ đồ án tốt nghiệp là dấu mốc đáng nhớ nhất trong suốt 4 năm học tại Đại học FPT của anh Đăng Khoa. “Có thể nói kỳ đồ án là “cửa ải” kinh khủng bởi thầy cô chỉ là người gợi mở còn lại do sinh viên chủ động trong suốt quá trình. Tuy nhiên, điều này có ý nghĩa bởi khi đi làm ở môi trường doanh nghiệp, các bạn sẽ tự có trách nhiệm với sản phẩm của mình, không đợi người giúp và khả năng chủ động sẽ quyết định thành công của mỗi người”. 

Trong khuôn khổ chương trình, các khách mời còn đưa ra thêm nhiều kỹ năng cần có đối với mỗi mỗi nhân lực trẻ trong thị trường lao động mang tính thách thức của toàn cầu hoá. Đại học (thời điểm từ 18-22 tuổi) chính là thời gian vàng, cái đà để tiến đến với “định nghĩa” thành công của mỗi người. Hi vọng những chia sẻ đến từ những người anh lớn đại học FPT sẽ là bài học, tiếp lửa góp phần thúc đẩy động lực “dám lựa chọn”, “dám trải nghiệm” của sinh viên Đại học FPT. 

ÁI NHI

Ảnh: H.NHUNG

 

Chia sẻ qua: