Trồng cây tự động giúp KHQ lọt vào chung kết Hackathon

08/10/2024

Với mong muốn tìm ra giải pháp cho những trăn trở về thực phẩm sạch, nhóm sinh viên KHQ ngành Kỹ thuật Phần mềm – trường Đại học FPT đã thực hiện hệ thống trồng cây tự động. Ý tưởng đã giúp nhóm giành tấm vé bước vào chung kết Hackathon 2018.

  

Nguyễn Khương Trọng Khôi – K12, Đỗ Trọng Minh Quân – K13 và Nguyễn Văn Hùng – K13 – sinh viên ngành Kỹ thuật Phần mềm đã cùng nhau thực hiện ý tưởng suốt 6 tháng.  

 

Trong quá trình thực hiện, KHQ đã gặp nhiều khó khăn. Từ những sinh viên Kỹ thuật Phần mềm suốt ngày dán mắt vào màn hình laptop với những dòng code lại bắt tay tìm hiểu về cây cối. Kiến thức về nông nghiệp, đặc biệt là chăm sóc các loại cây ngắn ngày không phải dễ dàng tiếp thu. Bên cạnh đó, KHQ lại còn dành nhiều thời gian tìm hiểu về công nghệ, áp dụng IoT để chinh phục Hackathon.

 

“Ngoài kiến thức mới mẻ, nhóm gặp trở ngại về kinh phí. Để hệ thống trồng cây tự động hoàn thiện cần từ 30-40 triệu đồng. Sinh viên thì nhiêu đó là nhiều lắm. Thế nên, nhóm đã nghĩ ra việc sẽ mua một số cảm biến, động cơ về sửa lại theo nhu cầu hệ thống thay vì mua các loại của Nhật. Từ đó, tiết kiệm chi phí khoảng 1 nửa và còn cơ hội được mày mò, chế tạo” – Khôi chia sẻ thêm.

 

Khoảng 6 tháng kể từ ngày ý tưởng được bắt đầu, nhóm đã chuẩn bị đủ đầy các thiết bị và chinh phục vòng sơ loại Hackathon 2018. Trước Ban giám khảo, nhóm đã tự tin trình bày ý tưởng và hệ thống kỹ thuật, chinh phục tấm vé vào vòng chung kết.

 

Hệ thống trồng cây tự động của KHQ có thể không phải là một ý tưởng đột phá vì trên thị trường đã có. Thế nhưng, điểm đặc biệt là KHQ muốn tạo ra một giải pháp đủ tin cậy cho người tiêu dùng. Theo đó, người dùng sẽ cài đặt 1 app điện thoại, chọn thực phẩm, đặt địa chỉ và sẽ có ngay sản phẩm ở nhà.  Các loại cây được trồng từ đơn giản đến phức tạp trong quá trình chăm sóc đều có hệ thống giám sát. Do vậy, người dùng hoàn toàn yên tâm về chất lượng, niềm tin an toàn là điều KHQ muốn mang đến cho khách hàng.

 

Khi được hỏi về việc cung ứng cho các siêu thị để làm tăng nguồn thu và lượng khách hàng phổ thông nhiều hơn, nhóm cho biết: “Ý tưởng xuất phát từ nhu cầu của một người luôn trăn trở về an toàn vệ sinh thực phẩm do vây KHQ muốn hướng đến người dùng đơn lẻ. Siêu thị cũng là một nhánh để nhóm thương mại hóa hệ thống. Tuy nhiên, những cây chăm sóc phức tạp hơn, khó sống trong siêu thị thì hệ thống sẽ tự vận chuyển đến người dùng”.

 

Trước đây, sinh viên ngành Kỹ thuật Phần mềm – trường Đại học FPT đã tham gia nhiều cuộc thi. Khôi – nhóm trường KHQ cũng đã từng lọt vào chung kết Makerthon 2017. Tiếp tục chinh phục FPT Edu Hackathon 2018 – cuộc thi lập trình dành cho học sinh, sinh viên của Tổ chức giáo dục FPT (FPT Edu), được tổ chức theo mô hình Hackathon nổi tiếng của thế giới, nhóm mong muốn sẽ học hỏi và khám phá nhiều kiến thức mới.

 

Cuộc thi Hackathon 2018 đã khép lại vòng sơ loại với 14 đội vào chung kết.  Cuộc thi Hackathon 2018 đã khép lại vòng sơ loại với 14 đội vào chung kết.

 

Buổi thi Sơ loại Hackathon của 27 đội thi đã kéo dài trong vòng 11 tiếng đồng hồ với Hội đồng Giám khảo gồm 7 giảng viên đến từ các đơn vị trong FPT Edu như Đại học FPT, FAI, ĐH Greenwich (Việt Nam), FPT Polytechnic. Sau khi kết thúc vòng chấm Sơ loại, Hội đồng Giám khảm đã dựa vào các tiêu chí của cuộc thi để lựa chọn ra 14 đội lọt vào vòng chung kết cuộc thi, với 7 đội đến từ bảng A và 7 đội bảng B. Vòng chung kết Hackathon 2018 sẽ diễn ra ngày 9-10/6 tại Hà Nội.

 

Lịch trình cuộc thi FPT Edu Hackathon 2018:


STT

Vòng thi

Thời gian

1

Vòng đăng ký, lọc ý tưởng

10/04-11/05/2018

2

Thi codefights

13/5/2018

3

Công bố kết quả vòng lọc ý tưởng

15/05/2018

4

Chấm vòng sơ loại

19-20/05/2018

5

Công bố kết quả vòng sơ loại

22/05/2018

Giai đoạn mentoring

22/5-8/6/2018

7

Vòng chung kết

9-10/06/2018

 

HANA

Chia sẻ qua: