Đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá cả của các tài sản, quản lý rủi ro rủi ro, tăng trưởng và đảm bảo sự ổn định của hệ thống kinh tế, Tài chính là ngành học chưa bao giờ ngừng “hot”. Và cùng với sự phát triển của cuộc CMCN 4.0, Công nghệ tài chính (Fintech) dần định vị, ra đời và trở thành xu hướng. Được ví von là “ngành học của tương lai”, Tài chính / Fintech ngày một nhận được đông đảo sự quan tâm của các bạn trẻ
Ngành Tài chính là gì?
Ngành tài chính liên quan đến việc quản lý tiền tệ, đầu tư ở các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, tài chính công, tài chính quốc tế, tài chính các tổ chức xã hội, tài chính cá nhân, tài chính trung gian; bao gồm việc quản lý tiền và tài sản của các tổ chức và cá nhân để đạt được mục tiêu tài chính.
Ngành tài chính cung cấp các dịch vụ như quản lý tài sản, tư vấn đầu tư, quản lý rủi ro, quản lý bảo hiểm và các hoạt động tài chính khác như vấn đề pháp lý, thuế và kế toán, ảnh hưởng đến các hoạt động của các tổ chức và các hoạt động kinh doanh.
Các lĩnh vực chính của ngành Tài chính bao gồm:
– Tài chính doanh nghiệp: Quản lý tài chính của doanh nghiệp, bao gồm việc quản lý ngân sách, đầu tư, tài trợ và rủi ro
– Tài chính cá nhân: Quản lý tài chính cá nhân, bao gồm đầu tư, quản lý nợ, lập kế hoạch tài chính và bảo hiểm
– Ngân hàng và tài chính: Hoạt động của các tổ chức tài chính, bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và các công ty tài chính khác
– Tài chính công: Quản lý tài chính của các cơ quan chính phủ, bao gồm quản lý ngân hàng, thuế và vay nợ
– Tài chính quốc tế: Quản lý tài chính của các quốc gia và quốc tế, bao gồm các vấn đề liên quan đến Tỷ giá hối đoái, nợ công và thương mại quốc tế
Ngành Tài chính tại Việt Nam
Theo các chuyên gia dự báo, giai đoạn 2020 – 2025, nhu cầu nhân lực cấp cao cho ngành Tài chính tăng 20% mỗi năm. Riêng tại TP. HCM, nhu cầu nhân lực nhóm ngành này đến năm 2025 chiếm tỉ trọng 5% (khoảng 15.000 lao động) tổng số việc làm cần tuyển hàng năm, trong đó, trình độ nhân sự chất lượng cao chiếm tỉ lệ 80,4% nhu cầu tuyển dụng
Trong bối cảnh của sự phát triển công nghệ, Công nghệ tài chính (Fintech) ra đời. Đây là ngành kết hợp giữa tài chính và công nghệ số thông qua việc số hóa các dịch vụ tài chính, hình thành nên những sản phẩm, những mô hình và nền tảng kinh doanh mới trong lĩnh vực tài chính. Fintech là sự thay đổi mang tính cách mạng giúp thúc đẩy sự tăng trưởng cho nền kinh tế toàn cầu. FinTech đang tăng trưởng nhanh chóng theo cấp số nhân. Đây là thời điểm “vàng” để gặt hái nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở khi theo đuổi ngành học này.
Tố chất phù hợp để học ngành Tài chính?
Để học ngành tài chính, cần có một số tố chất sau đây:
Sự quan tâm đến kinh tế và tài chính: Để hiểu rõ về ngành tài chính, bạn cần có một sự quan tâm đến kinh tế và tài chính nói chung. Bạn nên luôn cập nhật các tin tức và xu hướng mới nhất của thị trường tài chính.
Kỹ năng sống: Kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm là rất quan trọng trong ngành tài chính. Bạn sẽ cần phải làm việc với nhiều khách hàng, đồng nghiệp và đối tác khác nhau, do đó kỹ năng này rất cần thiết.
Kỹ năng tính toán và phân tích: Ngành tài chính yêu cầu bạn phải có kỹ năng tính toán và phân tích tài chính để đưa ra những quyết định đầu tư chính xác. Bạn cần phải biết sử dụng các công cụ và phần mềm để tính toán và phân tích dữ liệu tài chính.
Kiến thức về tài chính: Để hiểu rõ về ngành tài chính, bạn cần có kiến thức về các khái niệm và lý thuyết cơ bản của tài chính, bao gồm các nguyên tắc quản lý tài chính, đầu tư, quản lý rủi ro, phân tích tài chính và quản lý vốn.
Sự kiên nhẫn và kiên định: Ngành tài chính yêu cầu bạn phải có sự kiên nhẫn và kiên định để phân tích và đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Bạn cần phải có khả năng đánh giá các rủi ro và cơ hội đầu tư trong thời gian dài.
Sự cầu tiến: Ngành tài chính là một lĩnh vực đang phát triển liên tục, do đó bạn cần có sự cầu tiến và sẵn sàng học hỏi để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới nhất.
Ngoài ra, những người được cho là phù hợp với ngành Tài chính là người có khả năng:
Tính toán và phân tích các con số
Mong muốn “làm chủ” đồng tiền
Luôn nỗ lực, khao khát và quyết tâm chinh phục thử thách
Ngành Tài chính học gì?
Về Tài chính Doanh nghiệp, người học sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về tài chính và ngân hàng nhằm giúp người học có kiến thức nền tảng toàn diện liên quan đến hoạt động tài chính trong các loại hình doanh nghiệp, các định chế tài chính và thị trường tài chính. Phần kiến thức chuyên ngành là những kiến thức chuyên sâu về hoạt động tài chính doanh nghiệp, bao gồm cả những kiến thức cơ sở về kế toán và những kiến thức tài chính chuyên sâu khác có liên quan như tài chính quốc tế, kiểm toán, nghiệp vụ ngân hàng.v.v…
Về Quản trị Tài chính, kiến thức ngành là kiến thức chung về quản trị kinh doanh nhằm giúp người học có kiến thức nền tảng toàn diện về quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp. Phần kiến thức chuyên ngành là những kiến thức về quản trị tài chính được đặt trong mối quan hệ tương tác với các chức năng quản trị khác trong doanh nghiệp như quản trị sản xuất, quản trị marketing.v.v…
Về Công nghệ tài chính (Fintech), đây là ngành học nhằm đón đầu nhu cầu thị trường lao động trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, người học được đào tạo về ứng dụng và sử dụng công nghệ số thông qua việc số hóa các dịch vụ tài chính. Công nghệ tài chính (Fintech) là sự kết hợp giữa lĩnh vực tài chính (Finance) và công nghệ (Technology) để hình thành nên những sản phẩm, những mô hình và nền tảng kinh doanh mới trong lĩnh vực tài chính.
Chương trình đào tạo ngành Tài chính (thuộc nhóm ngành Quản trị kinh doanh) của Đại học FPT chính thức công nhận chất lượng đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế ACBSP. Chương trình đào tạo được xây dựng theo chuẩn quốc tế AACSB không chỉ bao quát các kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà còn chú trọng đến các kỹ năng mềm. Tất cả các giáo trình của Đại học FPT đều được nhập khẩu từ nước ngoài về và cập nhật liên tục theo từng kỳ học.
Chia sẻ thêm về ngành Tài chính, cô Đỗ Thị Thanh Huyền – Trưởng ngành Tài chính Đại học FPT cho biết: “Khung chương trình ngành Tài chính ở Đại học FPT được xây dựng theo 2 hướng: tài chính đầu tư và tài chính doanh nghiệp. Ở học kỳ chuyên ngành đầu tiên, các bạn sinh viên đều được học các môn cơ bản tổng quan về kinh tế, nhập môn kế toán, tài chính, thẩm định đầu tư…
Sau đó với chuyên ngành hẹp Tài chính đầu tư, sẽ có các môn như mua bán sát nhập, đầu tư thu nhập cố định, quản lý đầu tư… Còn với chuyên ngành hẹp Tài chính doanh nghiệp, sinh viên được học các môn như quản lý thuế trong doanh nghiệp, rủi ro tài chính trong doanh nghiệp…”.
Sinh viên được thực hành qua các học phần và học tập tại doanh nghiệp trong giai đoạn OJT (On the Job Training). Quá trình thực hành và làm việc thực tế không chỉ giúp sinh viên củng cố, phát triển nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn tạo được mối liên lạc, mạng lưới với doanh nghiệp.
Ngoài kiến thức chuyên môn cập nhật, sinh viên Đại học FPT được định hướng phát triển toàn diện thông qua các hoạt động, chương trình đào tạo phát triển kỹ năng mềm phục vụ cho công việc. Song song đó, sinh viên chuyên ngành Tài chính tại Đại học FPT còn được trang bị hai ngoại ngữ là Tiếng Anh và Tiếng Trung để có thể đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công việc. Qua đó góp phần nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp.
Học ngành Tài chính ra làm gì?
Chuyên gia dự báo nguồn nhân lực Tp. HCM cho biết, do ngành Tài chính có khả năng đáp ứng đa dạng lĩnh vực mà nhu cầu nhân lực cho ngành này luôn nằm trong “top” đầu. Tuy nhiên, thị trường khát nhân lực có chất lượng cao với khả năng ứng dụng tốt công nghệ, thành thạo ngoại ngữ và vững nghiệp vụ
Tài chính được coi là vấn đề huyết mạch, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Dữ liệu thống kê của thị trường nhân lực cho thấy hiện nay có gần 65% doanh nghiệp trong nước đang có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính.
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế cùng nhu cầu tuyển dụng gia tăng không ngừng nghỉ trong những năm gần đây đã và đang mở ra cơ hội việc làm rất lớn cho các cử nhân vừa tốt nghiệp Đại học. Sinh viên theo đuổi chuyên ngành này sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở rất nhiều vị trí cũng như cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác nhau về lĩnh vực tài chính.
Công nghệ tài chính Fintech đã mang lại những đóng góp lớn lao tới cuộc sống con người:
– Công nghệ Fintech giúp các tổ chức tài chính cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ
– Fintech giúp chuyển đổi xu hướng giao dịch từ tiền mặt trực tiếp sang giao dịch trực tuyến thông qua internet banking, ví điện tử…
– Fintech tạo giải pháp cho người dân ở các vùng sâu, vùng xa dễ tiếp cận dịch vụ tài chính
Fintech là viết tắt của từ Financial Technology – tức là công nghệ tài chính, được sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng internet, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính, ngân hàng và đầu tư
Ngành Tài chính học trường nào?
Chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh – chuyên ngành Tài chính của Trường Đại học FPT đào tạo người học thành những nhà chuyên môn trong các lĩnh vực về quản trị tài chính, nhà quản lý, doanh nhân; có đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực tài chính/Fintech trong nước và quốc tế. Đại học FPT với đặc trưng tiên phong ứng dụng công nghệ trong đào tạo, chú trọng phát triển ngoại ngữ và kết nối sinh viên với doanh nghiệp giúp người học có cơ hội tiếp cận, trau dồi nghiệp vụ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động chất lượng cao
Điểm thú vị của ngành Tài chính ĐH FPT là bạn sẽ được trải nghiệm thực tế ngay trong quá trình học với các dự án kinh doanh đồng thời chính là các môn học. Thời lượng số tiết thực hành lên đến 60%.
Sinh viên được trang bị kỹ năng mềm từ các khoá học như kỹ năng thuyết trình, tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng viết CV… Sau đó là các kỹ năng chuyên ngành về Tài chính, nền tảng kinh tế, tư duy quản trị…
Ngoài ra, các bạn còn có 1 kỳ thực tập tại doanh nghiệp ngay từ năm thứ 3, kéo dài từ 4-8 tháng tại các công ty thành viên thuộc tập đoàn FPT hoặc các doanh nghiệp là đối tác của tập đoàn FPT trên toàn thế giới. Đây là khoảng thời gian “vàng” để thể hiện những phẩm chất và kiến thức đã học được, đồng thời trau dồi kỹ năng thực tế từ môi trường doanh nghiệp.
Những “đặc quyền” của Sinh viên ngành Tài chính (nhóm ngành Quản trị kinh doanh) tại Đại học FPT?
• Được trải nghiệm môi trường quốc tế ngay tại sân nhà
Sinh viên được cấp 100% giáo trình bản quyền quốc tế bằng Tiếng Anh, thường xuyên được học tập, giao lưu cùng giảng viên, sinh viên nước ngoài, đồng thời, được học tập trong “Nước Anh thu nhỏ” – mô hình mô phỏng môi trường, văn hóa nước Anh bên trong Campus. Bên cạnh, Đại học FPT cung cấp tài khoản Coursera miễn phí dành cho sinh viên với hơn 3,700 khóa học, 310 chuyên ngành cùng 150 đối tác là các trường đại học danh tiếng như: Harvard, Columbia, Johns Hopkins, Michigan…
• Được “du học ngắn hạn” ở nước ngoài từ năm đầu tiên
Ngoài học kỳ Tiếng Anh ở nước ngoài, sinh viên Đại học FPT được “du học ngắn hạn” tại các quốc gia trên khắp thế giới khi tham gia học kỳ chuyên ngành và chương trình trao đổi sinh viên quốc tế. Với mức học phí không đổi như học kỳ trong nước tại Đại học FPT, sinh viên có cơ hội trải nghiệm học tập ở các trường đại học danh tiếng trên thế giới
• Được On The Job Training – làm việc thực tế tại doanh nghiệp từ năm thứ 3
Bước vào học kỳ OJT (học kỳ 6), sinh viên được đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp từ 4 – 8 tháng và được hướng dẫn, cố vấn bởi các chuyên gia tại các doanh nghiệp uy tín là thành viên hoặc đối tác của Tập đoàn FPT. Thông qua chương trình đào tạo trong doanh nghiệp, sinh viên ứng dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tế, đồng thời hoàn thiện kỹ năng, kiến thức và tích lũy nghiệp vụ chuyên môn trước khi bước vào giai đoạn đào tạo chuyên sâu
• Được doanh nghiệp chào đón với mức lương hấp dẫn sau tốt nghiệp
Nhà trường tạo đa dạng cơ hội (FPTU Career Fair, FPTU Job Fair) hàng năm để sinh viên Đại học FPT được gặp gỡ, trao đổi và ứng tuyển trực tiếp với các doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước – nơi các bạn có nguyện vọng làm việc sau tốt nghiệp. Đồng thời, cũng là cơ hội để các nhà tuyển dụng hàng đầu săn tìm các ứng cử viên sáng giá là sinh viên Đại học FPT – những bạn trẻ năng động, giỏi ngoại ngữ, vững kỹ năng chuyên ngành và kỹ năng mềm sau tốt nghiệp. Bên cạnh, các kỳ Bảo vệ đồ án tốt nghiệp của sinh viên Đại học FPT cũng thu hút doanh nghiệp, nhà tuyển dụng tham dự đánh giá và lựa chọn mời về doanh nghiệp những sinh viên được nhận định phù hợp với nhu cầu/vị trí tuyển dụng ngay khi các bạn sinh viên còn trên ghế nhà trường.
• Được trang bị tinh thần, văn hóa khởi nghiệp từ giảng đường
Với khối ngành Quản trị Kinh doanh, sinh viên Đại học FPT sẽ đặc biệt được rèn luyện tinh thần khởi nghiệp trong suốt thời gian học. Môi trường giáo dục đề cao sự trải nghiệm và tính tự chủ, kỳ vọng tiếp tục “sản sinh” thêm nhiều lứa trí thức trẻ có chuyên môn vượt trội với tư duy nhạy bén để phát hiện và tận dụng cơ hội trong xu hướng thế giới đang thay đổi nhanh chóng, phát triển những ý tưởng khởi nghiệp và năng lực lãnh đạo nền kinh tế đất nước ngay từ khi còn trên giảng đường
Kiến thức khởi nghiệp thực tế sẽ được đào tạo thông qua các học phần, buổi gặp gỡ doanh nghiệp, các sự kiện, cuộc thi liên quan. Sinh viên Đại học FPT thường xuyên có cơ hội học hỏi, tìm hiểu kinh nghiệm và được trực tiếp hướng dẫn các dự án khởi nghiệp từ những chuyên gia, Founder và C-level “đình đám” của làng startup trong và ngoài nước. Đây là cơ hội để sinh viên Đại học FPT mở rộng network, kết nối với doanh nghiệp, mentors khởi nghiệp thành công
• Được tham gia hơn 20 CLB phát triển cá nhân toàn diện
Với hơn 20 CLB tại Đại học FPT, sinh viên sẽ được phát triển đam mê từ âm nhạc đến thể thao, từ truyền thống đến hiện đại, từ các sân chơi học thuật đến các hoạt động thực tiễn trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, từ tuy duy thực thi đến tư duy quản trị và khởi nghiệp kinh doanh
Một số CLB tiêu biểu cho sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh: Câu lạc bộ kinh tế: Business Economics Club (BEC), Câu lạc bộ tổ chức sự kiện: FPT Event Club (FEV), Câu lạc bộ kỹ năng điện ảnh và nghệ thuật giải trí: Multimedia Entertainment Club (MEC), Câu lạc bộ Tiếng Anh: English Funny Club (EFC)…
Xem thêm phương thức xét tuyển và các ngành đào tạo tại ĐH FPT năm 2023:
[wpcc-iframe width=”560″ height=”315″ src=”https://www.youtube.com/embed/4kfgtAVpI0Q” title=”YouTube video player” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share”]
Tóm lại, ngành Quản trị kinh doanh sẽ là một ngành học hấp dẫn, nhiều thử thách nhưng cũng nhiều cơ hội để phát triển tốt sự nghiệp. Ngành này sẽ phù hợp với những ai có tố chất yêu thích kinh doanh, mong muốn khởi nghiệp; có tư duy logic, tính toán chính xác; có khả năng vận hành kinh doanh và tập thể; nhạy bén với nhu cầu thị trường và khao khát chinh phục thị trường trong nước, quốc tế.
>>> Đăng ký Ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học FPT: TẠI ĐÂY