Sinh viên trường ĐH FPT vừa có những trải nghiệm thú vị về VR và 5G trong chương trình “Công nghệ thực tế ảo với sự phát triển ý tưởng sáng tạo”. Chương trình do Takeuchi Construction Inc, Symmetry Dimension Inc và FPT University tổ chức vào ngày 12/3.
Là công ty chuyên về xây dựng thành lập từ năm 1990 có tru sở chính tại Hiroshima (Nhật Bản), Takeuchi Construction Inc mong muốn tìm ra giải pháp tăng mức độ thấu hiểu giữa kiến trúc sư và khách hàng trong qúa trình phác thảo ý tưởng thiết kế. Từ đó, công ty đã bắt đầu nghĩ tới việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo.
Theo đó, phần mềm Symmetry là lựa chọn được đề cập đến. Tính tự động, giữ nguyên kích thước thật, tỷ lệ chính xác 1-1 và nhiều tính năng như chụp hình, studio, đánh dấu vị trí… tỏ ra ưu việt hơn cả.
Tại chương trình, các bạn sinh viên ĐH FPT đã được anh Ryan Neil – Sales and Business Development – Symmetry Dimensions Inc thử nghiệm kính VR trong một khu phố với các toà nhà cao tầng, những khu mua sắm tiện ích…
Bên cạnh công nghệ thực tế ảo, anh Shogo Numakura – CEO, Co-founder – Symmetry Dimensions Inc chia sẻ về công nghệ 5G. 5G có tốc độ xử lý nhanh gấp 10 lần, từ 1Gbps to 10Gbps, thiết bị kết nối từ 100.000 thiết bị/km2 đến 1.000.000 thiết bị/km2. Trong năm nay, Mỹ và Nhật sẽ sử dụng công nghệ 5G.
Nhiều bạn tham gia chương trình cũng được giải đáp các thắc mắc về công nghệ 5G liệu khi nào sẽ được đưa vào cá nhân hoá hay những tiện ích, bất cập trong qúa trình sử dụng, công nghệ VR liệu có phát triển về xúc giác hay không…
Bạn Phạm Hữu Lợi – K12, ngành Kỹ thuật Phần mềm cho biết: “Trước đây, mình cũng đã được tiếp cận với kính VR. Tuy nhiên, đây là lần đâù tiên mình thấy được những ứng dụng thực tiễn của loại kính này. Không chỉ để trải nghiệm cảm giác 3D mà nó còn hỗ trợ rất nhiều trong kiến trúc, xây dựng”. Lợi cũng mong muốn sẽ có thêm nhiều buổi hội thảo về các công nghệ mới.
Sau chương trình “Công nghệ thực tế ảo với sự phát triển ý tưởng sáng tạo” vào buổi sáng, buổi chiều, trường đã cùng các đơn vị doanh nghiệp tiếp tục tổ chức chương trình: “Ứng dụng công nghệ ICT trong học thuật” với sự tham gia của ông Tatsumasa Kitahara – Chủ tịch Hiệp hội khoa học giáo dục quốc tế Nhật Bản – AGSE. Các bạn được hướng dẫn lập trình điều khiển robot.
HANA