Khi thầy cô… đi dạy Online

08/10/2024

Không chỉ là biện pháp cấp bách trong mùa dịch, dạy online là một phần của việc học tại trường Đại học FPT. Có những khoảnh khắc thú vị, những kỉ niệm mà chỉ có dạy online mới thấy. Cùng Đại học FPT trò chuyện với cô Lê Hà Vân, giảng viên bộ môn Ngôn ngữ Anh trường Đại học FPT về những lúc đi dạy online nhé.


– Có những khoảnh khắc đáng nhớ nào khi đang dạy online mà cô muốn chia sẻ không ạ?

Thực ra với cô việc dạy online cho 1 lớp khoảng 25-27 SV như này khá mới mẻ vì thực tế cô chỉ dạy online cho 1 số cá nhân khi các bạn gần đến ngày thi 1 số chứng chỉ quan trọng như IELTS hay TOEFL…và không có điều kiện đến nhà cô do khoảng cách quá xa. Sau 1, 2 buổi làm quen cô và SV lớp cô phụ trách cũng quen dần với hình thức học mới mẻ này. Đôi lúc có một vài sự cố nhỏ do đường truyền Internet nhưng nhìn chung cô thấy khá hài lòng với việc giảng dạy của bản thân cũng như sự hợp tác của các SV ĐH FPT với hình thức học này.

 

– Để tạo cho sinh viên một môi trường học online hiệu quả, phương pháp của cô là gì ạ?

Ở buổi đầu tiên do chưa quen nên cô thấy khá bất tiện. Như em biết đó, dạy ngôn ngữ mà cụ thể môn của cô là tiếng Anh cần nhiều hoạt động tương tác giữa SV với GV. Do đó khi học online cô gặp nhiều khó khăn để suy nghĩ hoạt động phù hợp. Rất may là do có tham gia nhiều nhóm trao đổi với GV dạy tiếng Anh trên cả nước nên cô cũng học hỏi được khá nhiều từ đồng nghiệp trên mọi miền tổ quốc về việc sử dụng hiệu quả CNTT trong dạy học. Cô hay sử dụng 1 số trang như Quizizz hay Kahoot để tạo thêm nhiều hoạt động review cho SV, kích thích hứng thú học tập của các bạn đặc biệt là với phần từ vựng do từ vựng Tiếng Anh chuyên ngành không phải dễ nhớ như từ vựng giao tiếp thông thường. Cousera cũng là trang web cô học hỏi thường xuyên vì có khá nhiều bài giảng miễn phí của các giảng viên từ các trường ĐH hàng đầu thế giới. Cô học cách truyền thụ kiến thức, cách thức GV nước ngoài  giao các assignments hay projects rất thực tế để kích thích sự sáng tạo, chủ động của SV khi học.

– Cô thấy sinh viên học online với tâm trạng như thế nào ạ?

Có một số bạn những buổi đầu phàn nàn do kết nối internet ở nhà không tốt nên ảnh hưởng đến việc nghe cũng như ghi chép của các bạn. Song sau 1 vài buổi cô thấy các bạn tích cực và chủ động hơn với việc học của mình. Các bạn cũng chủ động xin lại 1 số slide các bạn chưa theo kịp do rớt mạng, hỏi GV 1 số vấn đề mà bạn chưa nắm bắt tốt sau giờ học để hiểu bài hơn. Cô thấy đó là tín hiệu tốt bởi vượt qua những khó khăn ban đầu mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn bởi cô luôn tâm niệm rằng nếu cả cô, và trò cùng đồng lòng, hoc tập với thái độ tích cực thì dù hình thức học là gì online hay offline đều có những giá trị riêng nhất định của nó.

– Sau những buổi học online trong tuần vừa qua, giải pháp cho những khó khăn của sinh viên (VD như là sinh viên muốn hỏi bài sau thời gian học) của cô là gì ạ?

Cô tạo cho các group cho các lớp cô phụ trách trên Facebook để các bạn có thể thoải mái trao đổi, chia sẻ tài liệu và chủ động hỏi GV những vấn đề chưa hiểu. Cô nghĩ nếu sử dụng mạng xã hội 1 cách hiệu quả, nó có thể đem lại những giá trị to lớn cho người học. Cô thấy việc gửi câu hỏi/tài liệu qua group chat khá nhanh, cô cũng nhận được phản hồi của SV kịp thời để điều chỉnh và giải quyết những sự cố kỹ thuật khi dạy online.

Google classroom cũng là hình thức lớp học cô lựa chọn như một kênh học tập hiệu quả. Giao bài/assignment trên google classroom nhanh hơn sử dụng LMS của trường do có một số thời điểm lms bị lỗi không truy cập được.

– Cô có thể kể cho em một số điểm bất lợi khi học online được không ạ?

Bất lợi là có vì học online phụ thuộc vào tốc độ đường truyền Internet. Một số SV của cô gặp sự cố như rớt mạng, nhà mất điện nên việc tiếp thu bài đương nhiên bị ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên với những trường hợp bất khả kháng như vậy cô đều sẽ gửi tài liệu/slide để SV đọc lại, nếu có vấn đề gì không hiểu thì có thể ib hỏi cô.

Một vấn đề nữa là khi cô show slide là cô không thể nhìn được SV nữa vì vậy buổi đầu cô thấy hơi căng thẳng do bản chất khi dạy cô luôn thích sự tương tác giữa cô trò để tạo không khí thoải mái. 

Hơn nữa việc bật tắt mic để hạn chế tiếng ồn khi giảng bài cũng khá mất thời gian của lớp. Ở những buổi sau cô sử dụng hai laptop, và dùng thêm 1 tài khoản cá nhân để tham gia lớp học. Do đó khi giảng và show slide ở laptop này, cô vẫn nhìn được SV và tương tác với các bạn ở máy tính kia.

 

HANA – CÓC SÀI GÒN (thực hiện)

Năm 2020, ĐH FPT tuyển sinh các ngành Kỹ thuật Phần mềm, An toàn thông tin, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Khách sạn, Truyền thông Đa phương tiên, Thiết kế Đồ hoạ, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật theo 3 hình thức: Xét điểm học bạ THPT, Xét điểm thi THPT Quốc gia và Thi sơ tuyển vào ngày 10/5. Thí sinh quan tâm, vui lòng gọi điện 028 73005588 hoặc xem thêm thông tin TẠI ĐÂY

 

 

Ngay từ bây giờ, thí sinh có thể đăng ký để được tư vấn và giành cơ hội trở thành sinh viên Đại học FPT.

 

Chia sẻ qua: